8 comments

  1. Tình yêu là gì…
    Anh vò đầu bứt tóc
    Suốt đời anh cứ gặng hỏi mãi anh

    Mỗi một phút giây vừa mới sinh thành,
    đã vội vàng thành quá khứ
    ( Anh đâu còn là anh khi dứt tiếng yêu em! )

    Anh đâu có thật
    Em cũng là mộng ảo
    thì tình yêu đòi vĩnh cửu
    có phải là cái gì hơi quá đáng không em?

  2. Không ai tắm hai lần trên một dòng sông
    (Hê-ra-Clít (544-483 trước Công Nguyên)
    You could not step twice into the same river
    (Heraclitus of Ephesus (c. 544 BC – c. 483 BC) )

    Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt:
    Những vườn xưa, nay đoạn tuyệt dấu hài
    Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai;
    Đời trôi chảy, lòng ta không vĩnh viễn.
    ( Xuân Diệu_1916-1985 )

  3. Thơ của các cụ Xuân Diệu, Huy cận, Hòang Cầm, Trần Dần, Lê Đạt… thật đáng tôn kính! Thế mà cụ Tô Hòai đòi “nhảy một phát lên phê” thì nói vô phép, hơi…láo với các cụ đấy!
    Kẻ này tuy sinh sau đẻ muộn, nhưng có thế nào thì nói thế ấy! Cấm không dám ngoa! Mong cụ Tô Hòai xá tội! hì hì….

  4. các cụ Xuân Diệu, Hòang cầm, Vũ Hòang Chương, Trần Dần….đều thi đỗ tú tài tây cả, cụ Huy Cận là kỹ sư canh nông, ngày xưa các cụ học tiếng tây từ bé, sách tây các cụ đọc như sách Việt, vì thế các cụ tiếp cận tư tưởng hiện đại tây phương từ rất lâu rồi, chỉ có cụ Tô Hòai là chưa thôi! hì hì….

  5. The Farewell
    (Alcools: L’Adieu)

    I’ve gathered this sprig of heather
    Autumn is dead you will remember
    On earth we’ll see no more of each other
    Fragrance of time sprig of heather
    Remember I wait for you forever
    ______

    Lời Vĩnh Biệt

    (trích trong tập thơ Alcools của Apollinaire)
    (Người dịch: Bùi Giáng)

    Ta ngắt đi một cành hoa thạch thảo
    Em nhớ cho mùa thu đã xuống dòng
    Chúng ta sẽ không tương phùng được nữa
    Mộng trùng lai không có ở trên đời
    Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi
    Và nhớ nhé ta đợi chờ em đó…

  6. XUÂN ALISA

    Em nằm với lá trong cây
    bữa hôm nay mộng thấy ngày hôm qua
    Môi cười ở cuối sân ga
    phố nào cố quận xưa là tiễn nhau
    Lệ vàng xanh mắt mai sau
    chùm bông tuyết mỏng pha màu vĩnh ly
    ( Trung niên thi sĩ_Bùi Giáng )

    Ối giời! Thơ sao mà hay thế!

  7. THI CA ( Ở MỸ) TRONG THẾ KỶ 20 VÀ NGÀY NAY

    THƠ DIỄN NGÂM
    Một thể loại thơ rất thịnh hành trong thế kỷ 20 là ‘thơ diễn ngâm”. Thể loại thi ca này là sự kết hợp giữa lời thơ được ngâm và sự di chuyển của thi sĩ ( trên sân khấu). Đôi khi thi sĩ diễn tả bằng điệu bộ hoặc xê dịch chung quanh một vật. Sự kết hợp giữa âm điệu của lời thơ và sự chuyển động của thi sĩ gọi là “Thơ diễn ngâm”.
    ______________
    Vào đầu thế kỷ 20, thi ca đã tiến một bước dài. Một số nhà thơ trong khi sáng tác đã sử dụng các hình thức thơ và cấu trúc thơ đã được định sẵn, một số nhà thơ khác đã chọn con đường riêng_ sáng tạo thơ và hình thức thơ theo cách riêng của họ.

    Những năm đầu thế kỷ 20 chứng kiến sự kiện các thi sĩ chối bỏ các cấu trúc thơ và phong cách thơ kiểu cách gò bó. Các thi sĩ thuộc phong trào thơ hiện đại của những năm đầu 1900 đã chỉ trích những người theo quan niệm thơ phải là những ngôn từ thanh lịch và đẹp đẽ. Những bài thơ của phong trào hiện đại ngắn gọn, súc tích và đơn giản__ phong cách thơ càng đơn giản, càng ít văn hoa thì càng được ưa thích. Một số nhà thơ trong phong trào thơ hiện đại đã trở nên nổi tiếng, có thể kể đến W.B. Yeats, Robert Frost and W.H. Auden.
    1/ PHONG TRÀO HẬU HIỆN ĐẠI (THE POSTMODERRN MOVEMENT)
    Sau năm 1945, phong trào thơ hậu hiện đại đem đến cho thi ca một phong cách trừu tượng, khó hiểu hơn cùng những trải nghiệm của các tác giả. Một bài thơ được ngắt thành nhiều đọan và đôi khi tối nghĩa, mơ hồ.
    2/ THẾ HỆ BEAT-THI SĨ BEAT (BEAT GENERATION_ BEAT POETS)
    Sau phong trào hậu hiện đại, ở Mỹ xuất hiện một thế hệ nhà thơ gọi là “thế hệ beat” (beat genertion), đó là một nhóm các nhà văn, nhà thơ Mỹ và các nghệ sĩ nổi tiếng trong những năm 1950 và đầu những năm 1960, chịu ảnh hưởng của triết học và tôn giáo phương Đông và đặc biệt là họ sử dụng các hình thức văn học và nghệ thuật phi truyền thống, họ từ chối các giá trị xã hội thông thường, các nhà thơ theo khuynh hướng này được gọi là “thi sĩ beat” (beat poets) ,chẳng hạn như Allen Ginsberg và Jack Kerouac, là những người nổi dậy chống lại công ước xã hội hay còn gọi là “xã hội dòng chính” (mainstream society) bằng các chủ đề và phong cách thi ca của họ.Các “thi sĩ beat” hội tụ về California vào những năm 1950 và điều quan tâm của họ là từ chối cách sáng tác thi ca theo công thức và cả những lề thói xã hội lúc bấy giờ, chẳng hạn họ thử nghiệm cách phân nhịp không theo luật , lưa chọn các âm điệu của ngôn từ và các vần thơ với số chữ không bắt buộc, người làm thơ có thể diễn đạt ý tưởng và cảm xúc một cách phong phú, thóang đạt hơn.
    3/ THƠ ĐỌC_THƠ NGÂM (SPOKEN WORDS)
    Từ phong trào beat nổi lên một phong cách được gọi là spoken words, đó là một loại thi ca vừa là thơ vừa là một kiểu tuyên ngôn (thường đề cập đến đề tài chính trị).Thi ca đọc (hay ngâm) spoken words này là thi ca được viết trên giấy nhưng chỉ để đọc hay ngâm thơ.Vì là thơ để đọc hay ngâm, nên thơ có khuynh hướng sử dụng những vần điệu mạnh mẽ, ứng khẩu, ý và lời thơ tự do, nhiều thi tứ thơ mộng, tuy vậy, có khi tác giả dùng thủ pháp chơi chữ (word play) và thậm chí có lúc xài tiếng lóng (slang). Thể thơ này vừa mơ mộng vừa gay cấn, có khi dặt dìu lại có khi bỗ bã “rát mặt” (in your face) và không nhẹ nhàng như các thể thơ truyền thống.
    Ngày nay ta có thể thấy thi sĩ và thi ca xuất hiện dưới nhiều hình thức phong phú. Trong khi thi ca có thể không còn là một dòng văn học chủ đạo như nó đã từng trong các thế hệ trước, nhưng chắc chắn thi ca là một nghệ thuật không thể mất đi nếu bạn biết nơi để tìm. Rất nhiều quán bar , quán cà phê, trường học vẫn còn tổ chức đọc thơ mà các nhà thơ đã thành danh hay các nhà thơ trẻ vẫn có thể đến đó để giao lưu các tác phẩm của mình.
    Một cách tuyệt vời để nghe thơ của các nhà thơ hiện đại là tham dự các buổi bình thơ, đó là một cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các nhà thơ khi tác phẩm của họ được đem ra bình luận, Một số cuộc thi thơ sử dụng phương pháp loại trực tiếp hoặc các vòng đấu loại, nhờ đó mà các nhà thơ phải tiến bộ.
    Một số người cho rằng âm nhạc cũng là một hình thức của thơ. Các nhạc sĩ như Bob Dylan (*) rất nổi tiếng với các lời bài hát giàu chất thơ của ông. Nhạc Rap cũng bắt chước theo cấu trúc, quãng nhịp, và đề tài liên quan mật thiết với thơ.

    _______________

    (*) Bob Dylan: tên thật là Robert Zimmerman, sinh ngày 24/5/1941, người Mỹ, ca sĩ, người viết ca khúc, nhạc sĩ, nghệ sĩ biểu diễn.
    Bob Dylan đọat nhiều giải thưởng: 11 giải Grammy Award, một giải Academy Award, một giải Golden Globe Award. Ông cũng được lưu danh ở đại sảnh danh vọng nhạc Rock and Roll _Rock and Roll Hall of Fame, đại sảnh danh vọng cho những nghệ sĩ viết ca khúc Nashville _Nashville Songwriters Hall of Fame, và đại sảnh danh vọng cho người viết ca khúc_ Songwriters Hall of Fame. Tháng 5, 2012, Dylan là một trong 13 người vinh dự được tổng thống Obama trao tặng Huy Chương Tự Do

    http://entertainment.howstuffworks.com/arts/literature/poetry8.htm
    http://www.nelson-atkins.org/images/PDF/Calendar/PoetrySlam_SpokenWord.pdf
    http://www.thefreedictionary.com/Beat+Generation

    Poetry in the 20th Century and Today

    PERFORMANCE POETRY
    Another type of poetry that became popular during the 20th century is performance poetry. This type of poetry uses a combination of spoken poetry and movement by the poet. Sometimes the poet is manipulating or moving an object around. Together, the words and the movement become a performance.
    __________________
    By the beginning of the 20th century, poetry had come a long way. Some poets loved using prescribed structures and forms, while others rejected these ideas completely and tried to do their own thing.
    The early 20th century saw a lot of push against formal structure and style. The modernist movement of the early 1900s was in a way fighting back against the idea that poetry should be elegant and beautiful. Poems became shorter and more concise — a much simpler, less ornate style was preferred. Some famous modernist poets include W.B. Yeats, Robert Frost and W.H. Auden.
    After about 1945, the postmodern movement brought more abstract and experimental styles to poetry. Text could be fragmented and sometimes very obscure. From the postmodern movement came the beat poets, such as Allen Ginsberg and Jack Kerouac, who rebelled against mainstream society in their themes and styles. From the beat movement emerged a style known as spoken word, which is a type of poetry that is both performed and makes some kind of a statement (typically something political).
    Today, you can find poets and poetry of all sorts. While poetry may not be as much a part of the mainstream as it had been in previous generations, it’s certainly not a lost art form if you know where to look. Many bars, cafés and schools still host poetry readings where experienced or novice poets can share their work with others.
    One great way to hear modern poets today is to attend a poetry slam, which is a competition where poets battle against one another and are judged on their poem performances. Some poetry slams use an elimination system and a series of elimination rounds through which poets must progress.
    Some people also look at music as a form of poetry. Musicians like Bob Dylan are well known for the poetic qualities of the lyrics they write. Rap music also is known to follow many of the structures, meters and rhyme schemes that are associated with poetry.
    T

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close Menu