Em muốn ngắm anh như thuở sơ sinh

Sơ sinh nỗi nhớ
đừng kể với em
cơn mưa đầu mùa
bờ đê bỏng nắng
con đường trượt trơn không níu bàn chân bước
người đàn bà thất lạc
hạnh phúc
khổ đau
em muốn ngắm anh như thuở sơ sinh
trần trụi hình hài
sót lại từ nghìn năm trước
bí mật như đêm
xanh như rừng
nâu như đất
tràn trề như nước
đợi em nghìn năm sau
bão giông thì bão giông
thì khổ đau thì chia li thì bội bạc
anh hiện hữu rồi anh vụt mất
sơ sinh nỗi nhớ dại khờ
5.4.2012
Vũ Thanh Hoa

LỜI BÌNH CỦA VÂN ĐÌNH HÙNG:

Ám ảnh cái luân hồi sóng. Nỗi nhớ sóng chập trùng. Cơn sóng trước đẩy nỗi nhớ xuống đáy, chưa kịp tan ra thì cơn sóng sau đón nhận, trao cho nó năng lượng, cho nó cưỡi trên lưng… Thế là sơ sinh nỗi nhớ trên lưng sóng!

Nghìn năm trước họ đã là của nhau. Nghìn năm sau vẫn đợi. Đợi như cây sào cắm nơi bến sông quê mà nguyền rằng: sào nghiêng về phía cơn mưa/ nghìn năm một ngóng một chờ người sang.
Thi ảnh trong Sơ sinh nỗi nhớ sao thánh thiện, sơ khai như cặp đôi đầu tiên Chúa tạo dựng. Họ ra đời từ Vườn Địa đàng nơi nước Chúa. Họ xanh như rừng, nâu như đất, tràn trề như nước. Họ được ban một sợi dây chắc bền, ràng buộc. Ràng buộc để nương vào nhau, tựa vào nỗi nhớ mà chờ mà đợi. Đợi đến nghìn năm sau, nghìn năm sau nữa…

Cái gì có trong sợi dây chắc bền Chúa ban mà nhiệm màu đến vậy? Chao ôi! Cũng vẫn chỉ là một sợi dây, giống như sợi tơ lòng mỏng mảnh, mà sao nội lực ở đâu lại mạnh đến lạ lùng. Âu cũng là kỳ hoa dị thảo nơi nước Chúa, ban cho cuộc sống lứa đôi những vật dụng ban sơ để bắt đầu cuộc sống người, thật người, như hằng mong hằng ước.
Ừ, bão giông thì bão giông thì khổ đau thì chia ly thì bội bạc thì… thì… gì nữa, bao nhiêu thứ cũng bấy nhiêu thôi: nỗi nhớ! Người đàn bà thất lạc hạnh phúc trong thơ đợi cả nghìn năm một hiện hữu, lại chứng kiến một vụt mất trong khờ dại mong manh. Thật buồn. Buồn như nước, rồi tràn òa như nước. Nước lại soi lại giữ. Giữ thật lâu thật ấm thật bóng thật hình. Bóng hình hiện hữu vừa vụt mất! Sao không tan vào nhau ngay khắc hiện hữu, để hình ấy bóng ấy luôn chỉ là một, một đơn côi, một duy nhất mong manh, rồi lại xanh lại nâu lại tràn trề…
Sao không nhổ sào, căng buồm, mà vươn mà thoát ra. Khơi xa mù trời mưa điệp khúc. Hạt như lau như li như mê như hoặc. Thuyền rời bến chỉ nhằm phía trước, cớ sao mũi thuyền cứ quay ngang?
Sao không ghì không quấn khống xiết. Xiết chặt. Quấn chặt. Ghì chặt… tới không thể tách rời. Sao không cuồng phong lúc khơi xa phát bài giao hưởng biển. Sao không đứng trong dàn âm thanh yêu ấy, để hỉ, để ái, để giành giật về mình?

Có lẽ sao đã về trời, ngự trên thanh thiên mênh mông, rồi nhấp nháy chiếu tinh nghịch bí ẩn, mỗi ngôi mang hình một nỗi nhớ. Khắc sơ sinh lấp lánh nhớ. Lấp lánh nỗi nhớ khôn nguôi!
Thế thì đáng chờ. Đáng bỏ ra ngàn năm mà đợi nhau, chờ lại khắc hiện hữu vẹn nguyên, ban sơ vừa mỏng lại vừa trong. Trong đến khôn cùng. Tưởng mỏng thì nhẹ sao mỏng trong lại trĩu nặng, dung chứa trong ấy bao nhiêu nỗi niềm. Khoảnh khắc ấy, sức vóc ấy, cái nặng vô hình ấy cũng đáng để gộp những lần thì, nhẹ thoảng. Cũng đành vậy, chờ khắc ấy tan xuôi, vợi lòng.

Ngàn năm trước dưới nhân gian là ngàn ngày trước nơi nước Chúa, chưa đến ba năm. Sao mà xa, mà lâu mà khắc khoải. Sao đã ngự trên cao xanh nhấp nhánh. Anh ơi anh ở đâu. Hiện lại một lần thôi để ngàn năm đợi của em là có thực. Thực hiện hữu một con số của nhẫn của não của bi của hùng. Tình ta thật bi hùng anh nhỉ. Trong dại khờ, em những muốn sơ sinh nỗi nhớ để thêm một lần ngắm sơ sinh anh trong tinh khôi hình hài…

Tôi chợt nhớ câu thơ của ông bạn vong niên: Ước mai sau nước mắt trời/ lại buông hai giọt ra đời hai ta. Mai sau ấy không biết có vận vào Vũ Thanh Hoa khi Sơ sinh nỗi nhớ không?

Ngày 10/4/2012_Vân Đình Hùng

3 comments

  1. ” Tôi viết tất cả những gì cuộc sống khiến tôi phải viết.”
    ( Philip Levine )

    Tuyệt vời mẹ tôi! Người đã luôn khuyến khích tôi phải trở thành thi sĩ !
    ( Philip Levine )

    *Philipe Levine (sinh ngày 10/01/1928 _ — ) tại tp. Detroit, bang Michigan ), đã đọat giải Pulitzer, là một nhà thơ Mỹ nổi danh nhất nước với sự nghiệp thi ca nói về tầng lớp lao động ở thành phố Detroit. Ông đã giảng dạy trên ba mươi năm ở khoa Ngôn ngữ và Văn chương Anh tại trường Đại học California State University, Fresno_ một trong 23 trường đại học hàng đầu thế giới trong hệ thống trường đại học California State University, ngòai ra ông còn giảng dạy ở nhiều trường đại học khác. Năm 2011_2012 ông là người thứ 48 của nước Mỹ được tặng danh hiệu ” The Poet Laureate Consultant in Poetry to the Library of Congress of the United States”.

    _____________________

    ” I write what’s given me to write.”
    ( Philip Levine )

    ” I was very lucky to have a mother who encouraged me to become a poet.”
    ( Philip Levine )

    *Philip Levine (b. January 10, 1928 _ –, Detroit, Michigan) is a Pulitzer Prize-winning American poet best known for his poems about working-class Detroit. He taught for over thirty years at the English Department of California State University, Fresno _ one of the leading 23 campuses comprising the California State University system, and held teaching positions at other universities as well. He was appointed to serve as The forty eighth Poet Laureate Consultant in Poetry to the Library of Congress of the United States for 2011–2012

  2. http://entertainment.howstuffworks.com/arts/literature/poetry7.htm

    SỰ PHÁT TRIỂN THI CA ( Ở PHƯƠNG TÂY )
    HÌNH ẢNH CỦA THI CA: SỬ DỤNG CẢ NĂM GIÁC QUAN TRONG SÁNG TÁC VÀ THƯỞNG NGỌAN THI CA
    Thi ca là tất cả những gì tạo ra hình tượng nghệ thuật cho người thưởng thức, nên không có gì ngạc nhiên khi các thi sĩ đã sử dụng thủ pháp tượng hình__ ngôn ngữ và các giác quan của con người nhằm sáng tạo thành thi ca từ những trải nghiệm của cảm xúc. Hơn nữa, ngòai những hình ảnh về thị giác và thính giác mà chúng tôi đã thảo luận trong bài viết này, còn có cả hình ảnh về khướu giác ( cho chúng ta cảm giác về sự ngát hương), hình ảnh về xúc giác ( những gì ta cảm nhận được ) trong thi ca.
    ____________________________

    Chúng ta hãy nhìn lại quá trình phát triển thi ca qua thời gian, bắt đầu từ “sử thi” (epic poetry). Hầu hết những bài thơ cổ nhất là dưới hình thức sử thi. Một số bài sử thi có từ trước khi con người bắt đầu sáng tác những bài viết có chủ đề của riêng mình. Một trong những tác phẩm thi ca đầu tiên là ” Epic of Gilgamesh” được sáng tác từ 2000 năm trước Công Nguyên, và nó là thi ca truyền khẩu của người Sumer, một nền văn minh cổ đại thành lập từ thiên niên kỷ thứ tư trước Công Nguyên. Các nhà nghiên cứu cho rằng thi ca và phong cách sáng tác trong thời kỳ này bắt nguồn từ việc giúp cho các nhà sử học kể chuyện, và giúp cho người nghe dễ nhớ chuyện kể về lịch sử . Sử thi về vua Gilgamesh là sử thi đầu tiên được viết thành văn bản ra đời khỏang 1000 năm trước Công Nguyên.
    Có thể chia lịch sử phát triển thi ca (ở phương tây) ra các thời kỳ phát triển như sau:
    1/ THỜI HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ LA MÃ ( THE ANCIENT GREEK AND ROMANS )
    Hy lạp cổ đại và La Mã, khỏang giữa những năm 1200 trước CN và 455 sau CN rất nổi tiếng với các thiên sử thi anh hùng ca. Hai trong số những nhà thơ nổi tiếng nhất của Hy Lạp là Homer và Hesiod. Homer đã viết sử thi ” Hiiliad ” và ” Odysse “, trong khi đó Hesiod viết sử thi ” Works and Days “. Người Hy Lạp cổ- đại sử dụng thi ca trong âm nhạc và sân khấu, người Hy lạp cũng thích viết về các vị thần của họ và những hành động anh hùng của những con người vĩ đại.
    2/THỜI TRUNG CỔ (MEDIEVAL TIMES )
    Vào thời trung cổ _ ( khỏang năm 455 _ 1485 sau CN )_ Các nhà thơ bắt đầu bắt đầu sáng tác theo từng chủ đề và ngôn ngữ riêng của dân tộc mình trong các thi phẩm. Một số nhà thơ trung cổ, như Geoffrey Chaucer, thậm chí còn làm thơ bằng thứ ngôn ngữ của người bình dân, và được gọi là tiếng mẹ đẻ. Trước đó, hầu hết các công trình học thuật và nghệ thuật được viết bằng chữ La-Tinh.
    3/ THỜI PHỤC HƯNG ( THE RENAISSANCE PERIOD )
    Trong thời kỳ Phục Hưng (1485 _ 1660 ), các nhà thơ có tinh thần sáng tạo hơn. Họ phát triển cấu trúc thơ mới và các thể lọai vần điệu. Các nhà viết kịch như William Shakespeare và Thomas Marlowe đã kết hợp thi ca vào trong các vở kịch của họ, được biết đến như kịch thơ. Cấu trúc và phong cách thơ với các tầng tầng lớp lớp ý nghĩa , đã trở nên một hình thức sáng tác rất phổ biến .
    4/ THỜI KỲ KHAI SÁNG ( THE ENLIGHTENMENT PERIOD)
    Trong thời kỳ khai sáng (1660_1790), các nhà thơ có sự chú ý đặc biệt trong việc quay lại phong cách thi ca của thời Hy Lạp cổ điển. Các thể thức thơ và những quy định khắt khe trong sáng tác được nhấn mạnh trong suốt thời kỳ này.
    5/ THỜI KỲ CỦA PHONG TRÀO LÃNG MẠN ( THE ROMANTIC PERIOD)
    Thời kỳ lãng mạn (1660 _ 1790 ): Thật ra, trong thời kỳ Khai sáng (Enlightenment period) các thi phẩm thường được sáng tác theo phong cách cổ điển Hy lạp, nhưng mặt khác, các thi sĩ lúc đấy đã manh nha sự chuyển hướng mạnh mẽ trong sáng tác ở ngay chính trong thời kỳ này. Những nhà tiên phong của phong trào Lãng mạn đi tìm những phương cách diễn tả tâm hồn của chính họ. Các tác giả trong phong trào lãng mạn chú ý đến cá nhân và thiên nhiên, và đánh giá cao sự sáng tạo vượt lên trên sự chi phối của luận lý (logic). Các thi sĩ như Alexander Pope và Jonathan Swift khám phá ra các hình thức và chủ đề sáng tác trong thời kỳ này. Ở Hoa Kỳ, phong cách thơ mới ca ngợi sự trực quan của kiến thức, độc lập với kinh nghiệm gọi là phong trào ” transcendentalist movement”. Những người Transcendentalists chủ trương phá bỏ những lề luật định sẵn của xã hội. Giống như những người thuộc Phong Trào Lãng Mạn ở Anh quốc, họ chỉ quan tâm đến sự sáng tạo, thiên nhiên và cá nhân trong sáng tác của họ.
    6/ THỜI VICTORIA (THE VICTORIAN PERIOD)
    Trong suốt thời kỳ Victoria (1832_ 1901), các nhà thơ tiếp tục phá bỏ các hình thức và cấu trúc thi ca đã phát triển trong các thời kỳ trước đó. Các nhà thơ như Walt Whitman đã làm thơ tự do, một thể thơ hòan tòan không có vần điệu.
    Từ đầu thế kỷ 20 đến nay, đã có rất nhiều thay đổi trong cách thi ca được sáng tác, được viết và được đọc.
    _________________

    IMAGERY: GETTING ALL FIVE SENSES INVOLVED
    Since poetry is all about creating an experience for the reader, it’s not surprising that poets like to use a lot of imagery — language or other devices that help create a sensory experience. In addition to the visual and auditory imagery that we’ve discussed in this article, there is also olfactory imagery (giving a sense of how something smells), gustatory imagery (how something tastes) and tactile imagery (how something feels).

    ______________________________

    A good place to start when looking back at how poetry has evolved over time is with epic poetry. Most of the earliest known poetry was a form of epic poetry, some of which dates back centuries before humans began writing down their stories. One of the earliest poetic works, the “Epic of Gilgamesh,” dates back to around 2000 B.C., when it was part of the oral tradition of the Sumerians. Researchers think that this suggests that poetry and poetic styling was originally developed to help storytellers, who often acted as historians, memorize their stories more easily. As a written text, the epic poem about King Gilgamesh dates back to around 1000 B.C.
    The ancient Greeks and Romans, between about 1200 B.C. and A.D. 455, were also known for their great epic poetry. Two of the most famous Greek poets were Homer, who wrote the “Iliad” and the “Odyssey,” and Hesiod, who wrote “Works and Days.” The ancient Greeks used poetry in music and theater, and loved to write about their gods and the heroic deeds of great people.
    By medieval times — about 455 to 1485 — poets began to play with both the subject matter and language of their poems. Some medieval poets, like Geoffrey Chaucer, even experimented with writing in the language of the common people, known as vernacular. Before that, most scholarly and artistic works were written in Latin.
    During the Renaissance period (1485-1660), poets got even more creative. They developed new structures and forms of meter. Playwrights like William Shakespeare and Thomas Marlowe incorporated poetry in their plays, in what is known as verse drama. Structures and styles, as well as adding layers of meaning to poems, became very popular.
    During the Enlightenment period (1660-1790), there was a big interest in returning to the styles of the classical Greeks. There was a lot of emphasis on formal styles and discipline in writing during this time.
    During the Romantic period (1790-1830), on the other hand, there was a big departure from the methods of poets during the Enlightenment. The Romantics were all about finding new ways to express themselves. Romantic writers focused on individuality and nature, and valued creativity over logic. Poets, like Alexander Pope and Jonathan Swift, explored new forms and themes during this time. In the United States, new poetic styles emerged out of the transcendentalist movement. Transcendentalists wanted to break away from the established institutions of society. Like the Romantic writers in England, they focused on creativity, nature and individuality.
    During the Victorian period (1832-1901), writers continued to break away from the established forms and structures that had been developing during the previous literary periods. Poets like Walt Whitman began writing in free verse, or completely without meter.
    Since the beginning of the 20th century, there have been many changes to the way poetry is written and read.

  3. Trong thi ca Việt nam, có lẽ chỉ có mỗi một thi sĩ Đòan Phú Tứ làm thơ bằng khướu giác:

    ” Màu thời gian không xanh
    Màu thời gian tím ngát
    Hương thời gian không nồng
    Hương thời gian thanh thanh”
    (Đòan Phú Tứ)
    ____________
    VÀI NÉT VỀ CỐ THI SĨ ĐÒAN PHÚ TỨ:
    Đoàn Phú Tứ sinh tại Hà Nội, quê quán: Tử Nê, huyện Tiên Du (nay là huyện Tiên Sơn), tỉnh Bắc Ninh. Ông đậu Tú tài Pháp năm 1932. sau đó, khi đang học dở trường Luật năm thứ hai thì bỏ học đi làm báo. Ông viết cho các báo Phong Hoá, Ngày Nay, Hà Nội Báo, Tinh Hoa. Năm 1942, cùng với Nguyễn Lương Ngọc, Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Xuân Sanh, Phạm Văn Hạnh, Nguyễn Xuân Khoát sáng lập nhóm Xuân Thu Nhã Tập. Ông là cây bút nòng cốt của nhóm chủ trương hình thức văn chương không theo khuôn mẫu này. Trong sự nghiệp sáng tác, Đoàn Phú Tứ soạn kịch, hoạt động sân khấu là chính và ít làm thơ, ngoài ra ông còn là dịch giả của nhiều tác phẩm của các tác giả lớn phương Tây.
    Ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hoà khoá I, giảng viên Trường Văn hoá kháng chiến Liên khu V, giảng viên Trường Văn hoá kháng chiến Liên khu IV (1947 – 1948), làm việc tại tạp chí Văn nghệ Việt Bắc.
    Ông qua đời năm 1989 tại Hà Nội.
    ____________
    MÀU THỜI GIAN
    Sớm nay tiếng chim thanh
    Trong gió xanh
    Dìu vương hương ấm thoảng xuân tình
    Ngàn xưa không lạnh nữa, Tần Phi
    Ta lặng dâng nàng
    Trời mây phảng phất nhuốm thời gian
    Màu thời gian không xanh
    Màu thời gian tím ngát
    Hương thời gian không nồng
    Hương thời gian thanh thanh
    Tóc mây một món chiếc dao vàng
    Nghìn trùng e lệ phụng quân vương
    Trăm năm tình cũ lìa không hận
    Thà nép mày hoa thiếp phụ chàng
    Duyên trăm năm đứt đoạn
    Tình muôn thuở còn hương
    Hương thời gian thanh thanh
    Màu thời gian tím ngát.
    (Đòan Phú Tứ)
    _______________
    Những bài thơ như thế này, có lẽ bác Tố Hữu hay bác Tô Hòai có vất vả suy nghĩ thì cũng khó mà hiểu được, nhỉ!

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close Menu