VTH – Ngày của Cha, xem lại kho tư liệu cũ. Ba tôi luôn là niềm tự hào của cả nhà. Tôi được cả hai bên nội ngoại nhận xét giống ba nhiều, từ dáng người đến tính cách hóm hỉnh mà quyết đoán. Tuy vậy, tôi vẫn có nhiều nét trầm tĩnh và cẩn trọng của Mẹ. Ký ức tuổi thơ êm đềm, hạnh phúc lại hiện về với tôi qua những hình ảnh còn lưu giữ về Ba và gia đình:
>> Mẹ tôi viết về Giáo sư Trần Văn Giàu
Bên ngoại tôi là dân Hà Nội gốc, anh ruột ông ngoại tôi là ông Đỗ Ngọc Du, xem tại đây: Đỗ Ngọc Du (1907 – 1938) một trong số những người tổ chức ra chi hội Việt Nam Cách Mạng đồng chí hội ở Hà Nội và cũng là một trong 7 người lập ra chi bộ Cộng sản đầu tiên trong nước tại số 5D Hàm Long. Tháng 3-1930 ông được cử giữ chức vụ Bí thư Thành ủy lâm thời của Hà Nội, sau đó được điều động sang công tác ở Thượng Hải, bị bắt tại đây, đưa về Hà Nội, bị xử biệt xứ đày ra Côn Đảo. Năm 1936 được trả tự do nhưng bị bệnh nặng và 2 năm sau ông mất tại Hà Nội.
Ông ngoại tôi là một kiến trúc sư nổi tiếng thời Pháp, nói tiếng Pháp “như Tây”, bà ngoại tôi có cửa hàng da thuộc tại Bờ Hồ nổi tiếng một thời. Ông bà ngoại tôi chỉ sinh hai người con là mẹ tôi và cậu tôi. Mẹ tôi nhớ trong nhà có đến 7 người giúp việc. Mẹ và cậu đều có một u già riêng trông nom chăm sóc đến lớn. Mẹ là nữ sinh trường Trưng Vương và sau học tại Đại học Tổng hợp Hà Nội, khoa Sử (năm 1959-1964) . Nơi đây mẹ đã gặp ba, lúc ấy là chàng trai học trường Pétrus Ký danh tiếng ở Sài Gòn, sau tham gia kháng chiến rồi tập kết ra Bắc và thi vào Đại học Tổng hợp Hà Nội, khoa Văn và sau công tác ở Viện Triết, Hà Nội. Ba tôi lớn hơn mẹ tôi 17 tuổi lại là người Nam Bộ tập kết nên ông bà ngoại tôi dứt khoát không ưng. Nhưng vì mẹ tôi quá yêu ba nên hai người đã tổ chức Lễ cưới do giáo sư Trần Văn Giàu làm chủ hôn, mặc sự ngăn cản của gia đình.
Làm ở Viện Triết một thời gian, ba tôi do giỏi tiếng Pháp và tiếng Anh, đã chuyển sang Bộ Ngoại giao và từ đó, ba bắt đầu con đường ngoại giao của mình ở khắp nơi trên thế giới. Năm 1965 ba được bổ nhiệm làm Tham tán thứ nhất nước VNDC cộng hòa ở Ba Lan, Hết nhiệm kỳ năm 1975, ba được bổ nhiệm làm Đại sứ nước CHXHCN Việt Nam tại 7 nước Châu Phi , ba về nước, đón cả nhà gồm mẹ tôi, tôi và em trai tôi đi cùng , và cuộc hành trình khắp nơi trên thế giới trải qua hai nhiệm kỳ Đại sứ của ông và gia đình cho đến khi về VN cuối năm 1982 và năm 1983 ba chuyển vào Vũng Tàu làm Giám đốc Sở Ngoại vụ cho đến khi mất năm 1997 vì căn bệnh ung thư. Hơn mẹ tôi 17 tuổi nhưng ba tôi là người rất vui tính và rộng lượng nên gia đình tôi rất vui vẻ và hạnh phúc.
Sau đây Vũ Thanh Hoa giới thiệu những hình ảnh của ba và gia đình, từ một số tư liệu lưu trữ:
Ông Đỗ Ngọc Du (Phiếm Chu) Bí thư Thành ủy lâm thời Hà Nội tháng 3 – 1930
Nhà số 5D, phố Hàm Long, Hà Nội – Nơi đ/c Đỗ Ngọc Du cùng Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Trần Văn Cung, Trịnh Đình Cửu, Dương Hạc Đính, Nguyễn Tuân (Kim Tôn) họp thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam do Trần Văn Cung là Bí thư, tháng 3-1929.
Đường mang tên ông Đỗ Ngọc Du, nối từ phố Nguyễn Công Trứ, cắt ngang phố Đồng Nhân đến phố Hương Viên, dừng ở hồ đền Hai Bà Trưng, Hà Nội
Vũ Thanh Hoa (Bên trái ngoài cùng) và Ba chụp cùng ông bà ngoại và vợ chồng cậu ruột cùng hai em con cậu năm 1991 tại căn nhà 11 Hàn Thuyên, Hà Nội
Bà ngoại VTH năm 1988, hoa khôi đấu xảo HN một thời
VTH cùng bà ngoại năm 1992 tại căn nhà 30 Lê Văn Hưu, Hà Nội
VTH cùng Ông Bà ngoại và Ba khoảng những năm 1988-89 tại 11 Hàn Thuyên, Hà Nội
Mẹ VTH năm 17 tuổi, nữ sinh trường Trưng Vương HN danh tiếng
Mẹ VTH tại Tanzania năm 1980
Ba VTH khi làm Tham tán tại Ba Lan 1965
Ba và Mẹ trong ngày cưới 1964
Tấm hình ngày Ba Mẹ cưới có vợ chồng Giáo sư Trần Văn Giàu( Hàng ngồi) làm chủ hôn
Ba tôi dự Quốc Khánh Tiệp Khắc cùng các Đại sứ: Cuba, Algirie và Rumani 17.5.1971
Ba tôi dự cuộc họp với bác Tôn Đức Thắng, Nguyễn Lương Bằng ở Ban Thống Nhất TƯ
Ba tôi họp mặt các Đại sứ VN năm 1978 tại Paris (Pháp)
Ba tôi công tác ở Bắc Kinh năm 1966
Ba tôi ở Kim Tự Tháp -Ai Cập năm 1968
Ba tôi ở Praha (Tiệp Khắc 1967)
Ba tôi ở Rumanie 1970
Ba bế VTH năm 1970
Ba tôi cùng một số cán bộ trong ĐSQVN mặc niệm Bác Hồ mất ngày 8.9.1969
VTH cùng em và ba mẹ trong Lễ truy điệu chủ tịch Tôn Đức Thắng 3.1980 tại ĐSQVN
Ba và VTH năm 1979 trước cửa Đại sứ quán VN
VTH cùng gia đình ở Tanzania năm 1979
VTH cùng gia đình tại Ai Cập năm 1982
Ba tôi ở Thái Lan năm 1985
VTH và gia đình khoảng năm 1992
Ba Mẹ Tháng 4 năm 1997, sinh nhật cuối cùng của Ba.
Một gia đình danh giá và truyền thống cách mạng, thật đáng trân trọng, chân thành chúc chị cùng toàn thể gia đình luôn vui khỏe.
Cám ơn Minh Thúy nhé! 🙂
Em rất hạnh phúc la đươc sinh ra và lớn lên trong một gia đình gia giáo và đày truyên thống cách mạng . .Mong em mang hết tài năng và ngòi bút sắc bén để cống hiến và phục đất nước như truyền thống của Gia đinh em nhé! rất đang khâm phục và kính trọng Chúc Em và toàn thể gia dinh luôn Hạnh phúc vui khỏe !
Cám ơn chị.
Tuyệt quá, một gia đình truyền thống trong bề dày lịch sử nhà…Chúc mừng VTH và toàn toàn thể gia quyến vạn sự bình yên, hạnh phúc…
Cảm ơn Vũ Thanh Hoa đã đăng bài cùng những tấm hình lịch sử gia đình để bạn đọc hiểu hơn tác giả Vũ Thanh Hoa trong các tác phầm văn học.
Cám ơn bạn. Thời thơ ấu của mình ảnh hưởng nhiều đến tư duy và phong cách viết.
Cám ơn anh ! 🙂
Lâu quá rồi mới thấy lại hình ảnh của bác trai. Mình nhớ bác mãi hình ảnh đặc trưng con nguời Nam Bộ, giọng nói sang sảng. Bác xưng hô mày tao đặc chất Nam Bộ với những đứa thân quen như mình.
Hình ảnh cũ của Hoa làm mình nhớ lại thời đi học quá, hay đến nhà Hoa chơi.
Cám ơn Cường, mình rất cảm động khi nhận được những dòng chia sẻ của bạn. Mong bạn luôn may mắn và hạnh phúc nhé!
DAD – A daughter’s first Love
Cám ơn bác Già. Cha luôn ảnh hưởng đến con gái rất nhiều ạ!