VTH – Joseph Brodsky (24 tháng 5 năm 1940 – 28 tháng 1 năm 1996), là một nhà thơ, nhà văn Mỹ gốc Nga đoạt Giải Nobel Văn học năm 1987. Brodsky sáng tạo nên một thế giới thơ ca độc đáo được thể hiện bằng những quan niệm của nghệ thuật hậu hiện đại. Các nhà phê bình coi ông “là người tổng kết thơ ca thế kỷ 20”.
Năm 1963 Brodsky bị kết tội “ăn bám xã hội” và gửi đi cải tạo 5 năm ở miền bắc Nga. Nhờ sự phản đối của các nhà văn trong và ngoài nước hai năm sau ông được trở về Leningrad. Năm 1972, ông lại bị trục xuất, phải sang Viên, London và cuối cùng là Hoa Kỳ. Từ đây, Brodsky sáng tác bằng cả tiếng Nga và tiếng Anh. Ghi lại đối thoại của ông trước Tòa:
Năm 1977, Joseph Brodsky nhập quốc tịch Mỹ và làm giáo sư văn học cho trường Cao đẳng Five College ở Mount Holyoke, tiểu bang Massachusetts. Năm 1978, Đại học Yale trao cho J. Brodsky bằng tiến sĩ văn học danh dự. Năm 1979, ông trở thành thành viên của Viện Hàn lâm Nghệ thuật – Văn chương Mỹ. Năm 1981, ông được Quỹ John D. và Catherine T. MacArthur trao tặng giải thưởng cho các tác phẩm thiên tài. Năm 1986, cuốn tiểu luận về nghệ thuật và chính trị Ít hơn một của ông được giải thưởng của Nhóm các nhà phê bình sách Quốc gia (Mỹ). Năm 1987, ông nhận giải Nobel của Viện Hàn lâm Thụy Điển và năm 1991 nhận được giải thưởng của Thư viện Quốc hội Mỹ. Joseph Brodsky qua đời ngày 28/1/1996 tại nhà riêng vì căn bệnh nhồi máu cơ tim.
Lời khai trước tòa của Brodsky
Dưới đây là những câu hỏi và lời khai của Brodsky trước Tòa về tội “ăn bám”. Những lời này được thư ký của phiên tòa ghi lại và sau đó được phổ biến trong những bài viết in ngoài luồng (samizdat).
|
|
Ngày 13 tháng 3 năm 1964 Brosky bị kết án vì tội “ăn bám” và chịu hình phạt cao nhất là 5 năm lao động cải tạo ở làng Norenskaya, tỉnh Arkhangelsk. Trong một bài phỏng vấn, Brodsky gọi đấy là thời kỳ hạnh phúc nhất trong cuộc đời của mình. Chính thời gian này ông đi sâu tìm hiểu về thơ ca Anh.
Mộ Brodsky ở San Michele, Ý. Những người đến đây mang theo bưu ảnh, thơ, bút chì, thuốc lá Camel và rượu Whiskey. Phía sau tấm bia có ghi dòng thơ của Sextus Propertius bằng tiếng Latin: Letum non omnia finit — Chết không phải là hết
Nguồn vi.wikipedia.org