Tiếp cận thơ Hoàng Quang Thuận từ phương diện sử học

Tiếp cận thơ Hoàng Quang Thuận từ phương diện sử học

Qua thơ Hoàng Quang Thuận, hình ảnh đất nước Việt Nam hiện lên vô cùng tươi đẹp, hùng vĩ với khí thế vươn lên đầy khát vọng:

Vòng cung uốn lượn tựa mình rồng
Vươn mình thế núi hướng biển Đông
Ẩn sâu khúc lượn trong lòng đất
Đầu rồng ngoảnh lại hướng Thăng Long.

(Yên Tử)

Vì tò mò mà tôi đã đọc hai tập “Thi vân Yên Tử” và “Ngọa vân Yên Tử” của Hoàng Quang Thuận. Nhưng là người “ngoại đạo” của chốn văn đàn nên cho phép tôi miễn bàn đến khía cạnh nghệ thuật mà chỉ khai thác trên phương diện lịch sử. Quả thật bất ngờ vì tác giả là một nhà khoa học tự nhiên mà lại rất am tường lịch sử và Phật học. Có thể nói, hai tập thơ của Hoàng Quang Thuận là một “biên niên sử bằng thơ” về lịch sử Việt Nam, về Phật giáo Đại Việt và Thiền phái Trúc Lâm ở các thế kỷ XIII – XVII.

“Thi vân Yên Tử” và “Ngọa vân Yên Tử” đã tái hiện lại một giai đoạn lịch sử vô cùng vẻ vang hào hùng của dân tộc.

Qua thơ Hoàng Quang Thuận, hình ảnh đất nước Việt Nam hiện lên vô cùng tươi đẹp, hùng vĩ với khí thế vươn lên đầy khát vọng:

Vòng cung uốn lượn tựa mình rồng
Vươn mình thế núi hướng biển Đông
Ẩn sâu khúc lượn trong lòng đất
Đầu rồng ngoảnh lại hướng Thăng Long.

(Yên Tử)

Đó là cảnh núi non trùng điệp, sông suối thơ mộng mà huyền ảo:
Núi đồi trùng điệp tiếng thác reo
Ẩn khuất rừng già dốc cheo leo
Đại ngàn cảnh trí thiên kỳ vĩ
Tùng thông rợp bóng giữa lưng đèo.

(Xúc cảm non thiêng)

Hay:

Trăm hoa khoe sắc bên bờ suối
Cá tôm say nước nhảy lia thia
Mới hay chín suối chung dòng một
Đường đi Năm Mẫu suối cắt lìa.

Dưới lòng thung rộng sim nở hoa
Thảm cỏ rộng xanh nắng la đà
Bốn bề núi biếc mây bao phủ
Suối hát muôn đời khúc thiền ca…

(Chín suối chung một dòng)

Núi Yên Tử với thảm động thực vật phong phú, quang cảnh thiên nhiên và các công trình kiến trúc Phật giáo nhân tạo hòa quyện vào nhau:

Yên Sơn tô điểm đóa trà mi
Sú vẹt non cao thật dị kỳ
Ốc, còng, sên nhỏ nằm trong đá…
Đá hình cá sấu nằm chơi vơi
Cá voi, ếch ộp, thờn bơn dẹt…
Trải bao biến địa sông thành núi
Đỉnh Yên nay thành một bảo tàng

(Đỉnh non thiêng)

Và đây nữa:
… Trập trùng núi biếc cây xanh lá
Đàn bướm tung bay trong nắng trưa
Cây rừng phủ núi thành từng lớp
Muôn vạn đài sen mây đong đưa
Trông như đám khói người Dao vậy
Thấp thoáng trời cao những mái chùa.

(Đường vào Yên Tử)

Từ nửa sau thập niên 20 của thế kỷ XIII đến nửa đầu thế kỷ XIV, nhà Trần đã có nhiều chính sách đúng đắn quy tụ được lòng dân để gìn giữ, xây dựng và phát triển đất nước. Đây là thời kỳ đất nước hưng thịnh, nhà nước phong kiến trung ương tập quyền được củng cố, vững mạnh, kinh tế văn hóa phát triển. Nhà Trần đạt được văn nghiệp võ công lừng lẫy như: ba lần đánh bại giặc Mông – Nguyên, mở mang lãnh thổ về phía Nam, phát triển Phật giáo… Hoàng Quang Thuận đã chỉ ra bí quyết làm nên những thắng lợi vẻ vang của nhà Trần, đó là:

Dùng tâm quy tụ được nhân tâm
Hưng thịnh triều Trần được lòng dân
Trọng người nhân hiếu, tôn hiền sĩ
Đạo Phật thịnh hưng nhất đời Trần.

(Lòng dân)

Hoàng Quang Thuận đã đánh giá chính xác công lao một số nhân vật lịch sử ở giai đoạn này, mà đặc biệt là các nhân vật lịch sử Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, công chúa Huyền Trân.

Năm 1236, Trần Thái Tông – ông vua mở đầu vương triều Trần cũng từng tìm đến Yên Tử để tu hành, nhưng quần thần đã vào rước nhà vua về kinh đô Thăng Long theo ý nguyện của trăm họ. Hoàng Quang Thuận viết:

Nhị Hà bến cũ vua Thái Tông
Đang đêm cởi bỏ mũ áo rồng
Ý định xuất gia quy y Phật
Tìm về Yên Tử qua bến sông…

(Vua Trần Thái Tông vào Yên Tử)

Đặc biệt Trần Nhân Tông – người đã hai lần lãnh đạo quân dân Đại Việt đánh bại quân Nguyên xâm lược:

Lên ngôi Hoàng đế tuổi xuân xanh
Triều Trần hưng thịnh đạo pháp lành
Kinh luận nghi văn thành quốc đạo
Hoan hỉ lòng dân sau chiến tranh.

(Trần Nhân Tông)

Chỉ với bốn câu thơ, Hoàng Quang Thuận đã khái quát được đóng góp quan trọng to lớn của Trần Nhân Tông đối với lịch sử dân tộc lẫn Phật giáo Việt Nam:

Minh quân Hoàng đế Trần Nhân Tông
Đức vua hiển Phật đời nhà Trần
Thắng giặc Mông – Nguyên, tu cõi Phật
Lưu đời đệ nhất tổ Trúc Lâm.

(Tổ Trúc Lâm)

Trần Nhân Tông cũng là một nhà ngoại giao khôn khéo, ông là người có một tầm nhìn chiến lược có đóng góp quan trọng trong việc mở rộng lãnh thổ về phía Nam. Sự vĩ đại của Nhân Tông thể hiện qua việc ông đã thực thi biện pháp ngoại giao hòa bình để mở rộng lãnh thổ cho Đại Việt mà lại tránh được cho nhân dân hai quốc gia phải đổ máu vì chiến tranh.

Sau khi loại trừ được mối họa giặc Nguyên ở phía Bắc, nhà vua đã công du qua Chiêm Thành năm 1301, để mở rộng lãnh thổ và ổn định cương giới phía Nam. Và khi thăm Chiêm Thành, ông đã hứa gả con gái yêu của mình là công chúa Huyền Trân cho Vua Chiêm để thắt chặt mối bang giao hai nước mà Đại Việt lại có thêm châu Ô và châu Lý.

Thạc sĩ Lê Trọng Đại
Nguồn ANTGCT 

6 comments

  1. Khi ông thạc sĩ Lê Trọng Đại viết bài này một cách trọng đại như thế này thì chắc hẳn ông là thạc sĩ sử học, vì thế ông nhìn các bài thơ này bằng con mắt của người học sử.
    Nhưng không hiểu là có thừa không, khi bất kỳ ai đến thăm một di tích lịch sử thì cũng phải có con mắt ít nhiều thiên về lịch sử, đàng này làm thơ về di tích lịch sử thì đương nhiên phải tràn ngập đề tài lịch sử rồi! Vì ở đấy chẳng có bar, hay restaurant, nhà nghỉ nào cả để …làm thơ, phải không?
    Vậy nếu ông thạc sĩ muốn viết về danh thắng di tích này thì nên viết một bài nghiên cứu nghiêm chỉnh, không cần phải trích dẫn thơ của ông này! Vả lại ông đọc thơ bằng con mắt lịch sử thì e rằng ông đeo…. nhầm kiếng!

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close Menu