Lặng như cây cũng muốn góp lời.
>> Tuổi ta nhiều hơn tuổi các ủy ban
Lời những cây dầu cổ thụ ở trụ sở ủy ban nhân dân
Tuổi ta nhiều hơn tuổi các ủy ban
bao nhiêu lượt mùa xuân về không nhớ nữa
những tòa nhà cao tầng có thể cao hơn ta nhưng vẫn cần sự che chở của ta
ta ủ rừng đại ngàn trong từng thớ cây mạch rễ
ủ thời gian trong xạc xào tiếng lá
ủ niềm vui, nỗi buồn những sớm nắng chiều mưa…
Sông Đồng Nai dâng tuần tự nhịp mùa
trong tầng tầng nước kia có hàng triệu giấc mơ thao thức
ta nghiêng vào sóng nước
nước tràn lên ta vô tận thời gian
nghiêng vào mênh mang
mênh mang nói với ta bằng lời của nắng
thuở nai, mễn đàn đàn ran suối vắng
“tác…tác…” gọi bạn tình náo nức nhịp rừng sôi
lặng như cây cũng muốn góp lời
có một cánh bướm trắng đang đậu trên ngực ta vụng dại và tin cậy
Một sớm mai thức dậy
hơi phố thị ngạt ứ lồng ngực
bằng bản lĩnh của loài tứ thiết
những cánh tay xanh cố trỗi vượt lên cao…
Ta phải nghe những mặn nhạt cuộc đời bên ký ức xưa bầu bạn
nơi quản lý và sản sinh những buồn vui, số phận…
những thánh nhân bên cạnh những tầm thường
chợt khát thèm một sớm mù sương
không nhìn rõ mặt người
mơ màng
hi vọng.
ĐÀM CHU VĂN
(Nguồn: báo Văn Nghệ ngày 16-4-2011)
Lời Bình:
Có một sáng tinh sương ta thức dậy, bất chợt quanh ta là những khối bê tông khô cứng chềnh ềnh, làm cho con người thi sĩ vốn dĩ suy tư càng thêm trăn trở. Mỗi ngày chính kiến môi trường chung quanh “hơi phố thị ngạt ứ lồng ngực” không khỏi ao ước khát thèm “mơ màng” và “hy vọng”. Trước trách nhiệm công dân, lắng lòng ngẫm suy chính nơi mình đang sống ngày một đổi thay “sản sinh ra những buồn vui, số phận…”.để viết lên những điều nhắc nhở cùng nhau sống yêu thương hơn.
Mỗi ngày mới cứ trôi đi giữa dòng đời biết bao thân phận con người, cỏ cây trong sương sớm “không nhìn rõ mặt” khi tiết trời mù sương. Cảnh vật tinh mơ làm thi sĩ khát thèm “ký ức xưa bầu bạn” khi mỗi sớm bước chân quen đã thuộc đường, thuộc cả tâm trạng đồng nghiệp mỗi ngày đến công sở “phải nghe những mặn nhạt cuộc đời”.
Cuộc đời đâu chỉ có màu hồng, ngày này qua ngày khác, bao nhiêu thế sự chạm mặt nhau muôn màu. Nơi công sở là của UBND vẫn đứng đó một tán cây đại thụ“những cánh tay xanh cố trỗi vượt lên cao…” che chở bao lớp người gánh trách nhiệm xây dựng cuộc sống mới tươi đẹp.
Nhưng có mấy ai để ý, mặc dù cái cây đại thụ đó sờ sờ ở ngay chỗ nhiều con người chúng ta đang hưởng thụ bóng mát, có cả “thánh nhân” và có cả “tầm thường”. Nhà thơ Đàm Chu Văn đã thay lời sẻ chia của cây bằng cảm xúc tự sự, trăn trở sâu nặng tình cây và đất Đồng Nai.
Ngược về quá khứ:
“Tuổi ta nhiều hơn tuổi các ủy ban
bao nhiêu lượt mùa xuân về không nhớ nữa
những tòa nhà cao tầng có thể cao hơn ta nhưng vẫn cần sự che chở của ta
ta ủ rừng đại ngàn trong từng thớ cây mạch rễ
ủ thời gian trong xạc xào tiếng lá
ủ niềm vui, nỗi buồn những sớm nắng chiều mưa…”
Một thành phố mới mỗi ngày hướng đến tương lai xanh-sạch-đep văn minh “những tòa nhà cao tầng có thể cao hơn” làm thay đổi nét cổ xưa, thay đổi lối sống và cách nghĩ trong con người hiện đại, xin đừng vội quên sự chở che của “cây đại thụ” tồn tại định hình vùng đất cội nguồn lâu đời.
Minh chứng dấu ấn xứ sở Đồng Nai xưa “thuở nai, mễn đàn đàn ran suối vắng/ “tác…tác…” gọi bạn tình náo nức nhịp rừng sôi”. Không gian xưa trữ tình trong cảm xúc “dâng tuần tự nhịp mùa”, đất trời nên thơ, nắng nói lời thay cho nước mênh mang vỗ sóng với thời gian, nảy nở hàng triệu giấc mơ theo mùa, đến nỗi “lặng như cây cũng muốn góp lời”

Bài thơ là cốt cách người thơ, mặc dù tôi chưa biết Đàm Chu Văn nhưng mấy ngày này tôi không thể ngồi yên trước những góc nhìn “vô cảm” đến “cực đoạn” của vài người đọc thơ anh theo kiểu áp đặt.
Có người cảm nhận bài thơ “Lời những cây dầu cổ thụ ở trụ sở ủy ban nhân dân- ĐCV” là dùng nhiều từ ngữ hoa mỹ để nói thay một cái cây cổ thụ. Vâng, Đàm Chu Văn “nói thay một cây cổ thụ” đứng sờ sờ trước mắt mọi người là để nhắc nhở mọi người đừng vội quên sự chở che “cây cao bóng cả”. Còn từ “hoa mỹ” trong thơ là suy diễn do thẩm thơ của người đọc hạn chế về ngôn ngữ thơ ca và suy nghĩ “hơi bị nghiêng”. Cụ thể đó là “song bên cạnh đó lại thể hiện quan điểm chính trị một cách định kiến, ám chỉ khá tùy tiện”. (Nhà văn Trần Thu Hằng).
Tôi tiếc quá, giá như bạn đọc bài thơ không phải là người của giới văn nghệ, không thuộc Hội VHNT Đồng Nai lên tiếng vì suy luận như Trần Thu Hằng thì hay biết mấy. Và tôi tin rằng cũng không ai cảm nhận bài thơ trên như Nhà văn Trần Thu Hằng cả, một người cầm bút, một “nhà văn HNV” lại có góc nhìn văn chương theo kiểu “tưởng tượng” rồi quy chụp vào “chính trị” là có mục đích ngoài văn chương. Đến đây, tôi nhận thấy Trần Thu Hằng đang hoang tưởng cái sự “cơ cấu tổ chức” mà “nhà văn loại này” thường muốn vượt rào vì năng lực kém cõi. Loại người như thế không thể cầm bút bằng cái tâm trong sáng vì nghệ thuật, việc làm hại bạn văn còn nguy hiểm hơn đạo văn của bạn.
Mong Trần Thu Hằng đọc kỹ lại bài thơ, tự mình phán xét lương tâm. Hãy nhìn từ cảm xúc con người thi sĩ, chia sẻ nỗi lòng trăn trở của nhà thơ, bằng tâm hồn yêu thương và nghệ thuật theo tinh thần Chân –Thiện –Mỹ.
Phan Rang ngày 16/8/2012
Võ Tấn
“Mong Trần Thu Hằng đọc kỹ lại bài thơ, tự mình phán xét lương tâm. Hãy nhìn từ cảm xúc con người thi sĩ, chia sẻ nỗi lòng trăn trở của nhà thơ, bằng tâm hồn yêu thương và nghệ thuật theo tinh thần Chân –Thiện –Mỹ.”
( Võ Tấn )
___________________
Ai có hình Trần Thu Hằng làm ơn post lên cho bà con xem “dung nhan” của người ấy ra sao !
Chủ trang đã post hình nhà văn Trần Thu Hằng theo yêu cầu bạn đọc. Thân mến.
Cám ơn bạn Vũ Thanh Hoa về dung nhan của madam Trần Thu Hằng.
_________________
Gọi là madam để tránh phải gọi là nhà văn.
Bà Trần Thu Hằng trông giống một boxer, nếu bà chịu khó thượng đài thì có khi vừa rồi đã đi Olympic London, huy chương vàng phải dùng cần cẩu mà đưa lên máy bay vì nhiều quá!
Bà Trần Thu Hằng có nét cười “thách thức đối thủ” giống hệt Mike Tyson trước khi thượng đài trong những tháng năm đỉnh cao sự nghiệp boxing.
Nhìn kỹ thì madam Trần Thu Hằng có vẻ đẹp “hùng tráng” của võ sĩ giác đấu thời La Mã ( Roman gladiatorial ).
Cảm ơn những lời bình hay của nhà van Võ Tấn.
“Những tầm thường” thì nhiều mà “Những thánh nhân” thì rất hiếm. Nơi nào có thánh nhân, và tầm thường lại được bên cạnh thánh nhân” thế thì còn gì bằng!
Bao điều trăn trở suy tư, lời lẽ yêu thương, thể hiện lòng khát khao “Chân, Thiện, Mỹ”, yêu cây dầu trước trụ sở ủy ban như yêu “Một đời người, một rừng cây”. Không một chút nặng lời dẫu cho có (hay thường có ở khu Công Nghiệp Biên Hòa): “Một sớm mai thức dậy / hơi phố thị ngạt ứ lồng ngực” ! Vậy mà ai nỡ lòng nào rắp tâm toan tính (dùng thư nặc danh chẳng hạn) xử sự với thơ bằng “đao to búa lớn”!
Trời đất! Các bạn lầm to rùi. He he tui không có cái nhà nào cả. Làm đủ thứ mà hỏng có tiên cất nhà. Cám ơn các bạn yêu mến. Nên gọi tui là người viết thui. Bi giờ tui vào được cái nhà của VTH thấy quý ghê, các bạn nhiều người giỏi quá. Tui cũng cần học mà. Hay giúp tui nha!
“Các bạn nhiều người giỏi quá”
Pác Tấn có khen ai giỏi thì cũng phải trừ Vanthenguyen này ra nhé! hê hê.
Tớ search trên Google thấy pác viết lách quá trời , như một nhà văn rồi! (tớ chỉ mới đọc đoản văn CÒ TRẮNG, đồng cảm với pác. http://newvietart.com/index2.87.html).
Tớ vô danh về văn chương.hehe
Đề nghị chủ trang web có sưu tập được tác phẩm nào của “nhà văn” Trần Thu Hằng thì post lên cho độc giả thưởng thức. Chúa Jesus nói: Xem quả thì biết cây, cây tốt sẽ sinh quả tốt, còn cây xấu sinh quả xấu. Quả của nhà văn là tác phẩm, cho đến nay chưa ai biết tác phẩm của “nhà văn” này!
@”Tớ search trên Google thấy pác viết lách quá trời”. rùi “phải trừ Vanthenguyen”. Hê hê sao không cộng mà phải trừ những người “yêu nhau” . Mail của tui: tanminhphoto@gmail.com. Mong các bạn.
Viết nhiều đâu phải là nhà văn, viết nhiều là nhà nông đi cày. Nhà văn viết ít lắm chỉ cần 1 bài thơ, 1 tác phẩm đạt giải thưởng hay chui vô HNV VN là thành nhà văn ngay. Mình hỏng dám mơ. Viết để chia sẻ cùng bạn bè yêu thích thui. Cám ơn VTH và các bạn.
” chui vô HNV VN là thành nhà văn ngay ”
( Võ Tấn )
__________________
Ối giời! Nghe xong là phải đi uống thuốc chống sốt rét !
Hữu Loan đấy! Ông đâu có phải trong hội này hội kia đâu! Mà cái tên Hữu Loan vẫn vằng vặc như sao Bắc Đẩu giữa ” tím chiều hoang biền biệt ” !!!!