Hỡi Nữ thần Vệ Nữ bị mất tay, có đúng nàng vốn có đủ cả hai cánh tay không ? Hay là các nghệ nhân Hi Lạp chưa từng đắp hai cánh tay cho nàng?
Có một đoạn tấu nói của Trung Quốc kể rằng, một chàng trai mua ở cửa hàng mĩ nghệ về một bức tượng Thần Vệ Nữ được phục chế bằng thạch cao, bà mẹ già nhìn rồi bảo: “Cô gái mới tội nghiệp làm sao! Thân mình thì ở trần, lại bị gãy cả hai cánh tay, chắc là rét cóng cả người lên rồi”. Thế rồi vội vàng đo đo cắt cắt, may cho Thần Vệ Nữ một chiếc áo bông nhỏ choàng lên.
Thần Vệ Nữ hiện được lưu giữ ở Bảo tàng Louvre của Pari nước Pháp
Đoạn tấu nói vốn là để gây cười, song qua đó lại toát lên một điều: Quan niệm về vẻ đẹp khác nhau ở từng người. Có những người cho Thần Vệ Nữ gãy tay tuy bị tàn phế, nhưng hình vẻ lại đẹp đẽ đoan trang, cơ bắp đầy đặn, đường nét thanh thoát, quả đúng là một tác phẩm nghệ thuật quí hiếm, thực sự là quá đẹp. Song có những người lại cho rằng vẻ mặt của bức tượng Thần Vệ Nữ tuy rất đẹp, nhưng lại khuyết mất đôi tay, thế nên là một tác phẩm bỏ đi, khi xem khiến cho người ta thấy thương cảm, trong lòng nặng nề. Có thể nói chàng trai nọ là thuộc loại người đầu, vì thế mà cậu mới mua về để thưởng thức; còn bà mẹ thì thuộc về loại người sau, cho nên mới may một chiếc áo bông nhỏ để che phủ lên nửa người khỏa thân mất tay của nàng.
Vậy bức tượng Thần Vệ Nữ có lai lịch ra sao, hai cánh tay của bà vốn có có đủ không ?
Lai lịch của bức tượng
Vệ Nữ là vị nữ thần chuyên cai quản vẻ đẹp và tình yêu trong thần thoại Hi Lạp cổ đại, tiếng Hi Lạp gọi nàng là Aphrodite, người La Mã thì gọi bà là Venus. Tượng Thần Vệ Nữ được phát hiện tháng 4 năm 1820 trong một hang động trên hòa đảo nhỏ Milos, là một kiệt tác của các nhà nghệ thuật Hi Lạp cổ đại. Có những người nói đó là tác phẩm của nhà điêu khắc danh tiếng của Hi Lạp cổ đại là Alexandros xứ Antioch vào thế kỉ 4 trước Công nguyên, cũng có những người lại nói đó là tác phẩm của nhà điêu khắc danh tiếng của Hi Lạp cổ đại là Phidias vào thế kỉ 5 trước Công nguyên, lại có những người nói đó là bài tập làm của học trò Phidias, ngoài ra còn có một số người thì lại cho rằng đó là tác phẩm của một nhà điêu khắc danh tiếng Hi Lạp cổ đại không biết tên vào thế kỉ 1 trước Công nguyên. Song tất cả các loại lập luận cũng đều chỉ là phỏng đoán, không có căn cứ đáng tin cậy.
Nguyên bản bức tượng Thần Vệ Nữ hiện được lưu giữ ở Bảo tàng Louvre của Pari nước Pháp, cùng với các bức họa nàng Monalida và bức tượng đá Nữ thần Chiến thắng có cánh được coi là ba bảo vật của Bảo tàng Louvre. Làm thế nào mà các tác phẩm nghệ thuật được phát hiện ở Hi Lạp lại tới được nước Pháp ? Thì ra người phát hiện ra bức tượng Thần Vệ Nữ là một nông dân Hi Lạp, ông ta là người không hiểu gì về nghệ thuật. Vị công sứ Pháp thường trú tại Hi Lạp khi ấy là hầu tước Libby Jersey không những am hiểu về nghệ thuật, mà còn là một nhà sưu tập các tác phẩm nghệ thuật. Khi biết được thông tin, ông ta đã bỏ ra một món tiền lớn là 25 000 frăng để mua lại, đưa lên quân hạm bí mật đem về nước Pháp. Kể từ đó, báu vật hiếm có này đã tới nước Pháp, rồi sau đó được đưa vào Bảo tàng Louvre của Pari.
Venus vốn có hai cánh tay ?
Về hai cánh tay của Thần Vệ Nữ có rất nhiều cách lí giải khác nhau: Có những người nói khi mới được phát hiện, hai cánh tay còn nguyên vẹn, về sau người nông dân phát hiện ra nó đã bán rẻ cho một cha cố trong vùng. Vị công sứ Pháp hay tin vội tìm đến tình nguyện mua lại với giá cao, giữa hai bên xảy ra tranh chấp, từ chỗ đấu khẩu đã tiến tới tranh chấp bằng vũ lực. Trong cuộc hỗn chiến ấy, bức tượng Thần Vệ Nữ đã bị gãy mất hai cánh tay.
Một cách lí giải khác là khi được phát hiện trong hang động, bức tượng Thần Vệ Nữ đã không có hai cánh tay rồi, người ta chỉ tìm thấy một vài mảnh của cánh tay ở gần bức tượng. Đáng tiếc là những mảnh này đã không được cất giữ lại, để thất lạc. Nếu như cất giữ lại được, rồi nhờ vào những điều kiện kĩ thuật của thời nay là hoàn toàn có thể chỉnh sửa lại đúng như nguyên bản.
Bởi hai cánh tay của bức tượng Thần Vệ Nữ chưa từng được tìm ra, thế nên đã có muôn vàn những sự phỏng đoán về hình dáng và tư thế của nguyên bản hai cánh tay. Rất nhiều nhà khảo cổ và nhà nghiên cứu nghệ thuật đã đề xuất nhiều phương án khác nhau để chỉnh sửa lại hai cánh tay cho bức tượng Thần Vệ Nữ.
Các phương án thêm tay cho nàng
Một phương án chỉnh sửa là để cánh tay trái của Thần Vệ Nữ đưa ra trước, cẳng tay đặt lên một chiếc trụ ngắn, bàn tay cầm một quá táo bằng vàng. Cánh tay phải để thõng, bàn tay túm lấy chiếc váy đang bị tụt xuống.
Thần Vệ Nữ khi được “nối” thêm thay
Một phương án chỉnh sửa khác là đưa cánh tay trái của Thần Vệ Nữ lên cao quá đầu, bàn tay cầm một quá táo bằng vàng. Cánh tay phải để thõng, bàn tay túm nhẹ váy. Hai bên tai còn đeo vòng tai.
Có những người cho rằng rất có thể Thần Vệ Nữ đang nằm trên giường nghe được tin thắng trận, không kịp mặc quần áo, ngay cả dây váy cũng quên cả thắt, hai tay nâng vòng hoa Chiến thắng chạy luôn ra ngoài, váy liền bị tụt xuống. Phương án chỉnh sửa được thiết kế theo sự tưởng tượng này là cả hai cánh tay của Thần Vệ Nữ đều đưa ra trước nâng một vòng hoa.
Có những người cho rằng với vẻ mặt biểu lộ sự duyên dáng thân thiện của Thần Vệ Nữ, rất nên cho phối thêm một chú chim bồ câu, phương án cụ thể là bàn tay trái cầm quá táo bằng vàng, còn bàn tay phải thì có một chú chim bồ câu đậu lên.
Có những người cho rằng một người đàn bà ngay cả lúc bình thường ở nhà cũng đâu có ở trần và váy thì bị tụt như thế ? Thần Vệ Nữ nhất định là đang chuẩn bị tắm, cho nên cánh tay trái phải là đưa lên ra sau túm chặt lấy búi tóc sau đầu, cánh tay phải để thõng, bàn tay đang cởi tụt váy.
Phương án theo thiết kế của một nhà điêu khắc khác là: Thần Vệ Nữ đang đứng bên người tình là vị Thần Chiến tranh Mars, bàn tay phải nắm lấy cổ bàn tay phải của Thần Mars, bàn tay trái đặt lên trên vai trái Thần Mars, biểu lộ một dáng vẻ yêu đương.
Ngoài ra, còn có một phương án thiết kế khác nữa là Thần Vệ Nữ đang tự bảo vệ mình, cánh ta trái duỗi ra trước, cầm một cái lá chắn, ta phải huơ lên ra trước hơi thõng xuống, trong tay không có vật gì.
Các phương án chỉnh sửa hai cánh tay Thần Vệ Nữ trên đây là nhằm một mục đích chung, tức đạt tới một vẻ đẹp hoàn mĩ, cho rằng Thần Vệ Nữ mà mất đi hai cánh tay thì đó là một hình ảnh tàn khuyết không toàn vẹn. Thế nhưng không hiểu liệu có vì người ta đã nhìn thấy Thần Vệ Nữ bị mất tay lâu rồi, đã quen rồi mà đâm ra cảm thấy không được tự nhiên lắm, không được hợp lí lắm và không được hài hòa trước một Thần Vệ Nữ có hai cánh tay toàn vẹn bằng bất kì một phương án chỉnh sửa hay không, rồi cho rằng sau khi được chỉnh sửa thì tuy hai cánh tay đã được toàn vẹn, song lại làm mất đi sức hấp dẫn nghệ thuật vốn có, lại còn chẳng đẹp bằng vị nữ thần bị mất hai cánh tay.
Hỡi Nữ thần Vệ Nữ bị mất tay, có đúng nàngvốn có đủ cả hai cánh tay không ? Hay là các nghệ nhân Hi Lạp chưa từng đắp hai cánh tay cho nàng?
Trung Thuần (Theo tư liệu Trung Quốc)
Nguồn bee.net