Thế hệ sau này ở Việt Nam có thể nghe tiếng tăm một thời của Nguyễn Cao Kỳ, biết sự duyên dáng, hóm hỉnh của MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên, nhưng có thể chưa biết một giai nhân đặc biệt khác, người phụ nữ giữ vị trí quan trọng trong cuộc đời cha con họ, bà Đặng Tuyết Mai.
![](https://farm6.static.flickr.com/5320/5899126277_8c9057dac7_z.jpg)
![](https://farm6.static.flickr.com/5031/5899124925_7ce8a516ca_z.jpg)
![](https://farm6.static.flickr.com/5065/5899689928_50a4777cda_z.jpg)
![](https://farm7.static.flickr.com/6023/5899690316_40c5929f2f_z.jpg)
![](https://farm7.static.flickr.com/6055/5899689560_67c4f7a9e2_z.jpg)
![](https://farm6.static.flickr.com/5276/5899690040_279b8e8e28_z.jpg)
![](https://farm7.static.flickr.com/6011/5899690426_9e66c1d7a6_z.jpg)
![](https://farm3.static.flickr.com/2462/4033068987_0d94443540_z.jpg)
Hơn 40 năm sau những sự kiện quan trọng trong đời mình, từ một tiếp viên hang không trở thành đệ nhị phu nhân, tha phương, rồi gãy đổ tình cảm sau 25 năm chung sống với chồng… bà Mai đã trở về Sài Gòn với nhan sắc, trí tuệ “thách thức thời gian”.Hơn 40 năm sau những sự kiện quan trọng trong đời mình, từ một tiếp viên hang không trở thành đệ nhị phu nhân, tha phương, rồi gãy đổ tình cảm sau 25 năm chung sống với chồng… bà Mai đã trở về Sài Gòn với nhan sắc, trí tuệ “thách thức thời gian”.
Các ông phải chấp nhận ngoan thôi
Định mệnh đã sắp đặt thế nào để bà gặp được ông Nguyễn Cao Kỳ và trở thành đệ nhị phu nhân?
Tôi là tiếp viên hàng không, ông Kỳ lúc đó là Tư lệnh Không quân. Tôi gặp ông trên chuyến bay từ Manila về Việt Nam. Nguyện vọng đầu tiên của tôi là nhờ ông can thiệp để cấp dưới của ông tha cho tôi, vì người này đang theo đuổi tôi khá cuồng nhiệt. Do cự tuyệt, nên tôi gặp khá nhiều rắc rối từ người đàn ông này.
Sau đó, ông Kỳ mời tôi đến dự một buổi dạ vũ và dặn: “Đêm nay là một đêm đặc biệt, nên tôi yêu cầu người đẹp hãy đặc biệt dễ thương”. Tiệc gần tàn, ông hỏi: “Cô thấy thế nào?”. Tôi bình thản đáp: “Vì thiếu tướng có nêu tính chất đặc biệt của buổi tối nay nên tôi vui vẻ. Nhưng ngày mai không còn là tối hôm nay nữa. Và sự khác biệt của chúng ta không thể nào giải quyết được”. Ba tuần sau, có lệnh yêu cầu đặc biệt cô Mai đi phục vụ chuyến bay của thiếu tướng Kỳ sang Bangkok một tuần. Chuyện bắt đầu từ đó.
![](https://xinhxinh.com.vn/UserFiles/Image/2009/092009/03/ky%20duyen%20_tuyet%20mai/200993103615-1.jpg)
Tôi để dành phần này trong cuốn hồi ký của mình.
Trở thành đệ nhị phu nhân, ắt hẳn phải rất khác cô tiếp viên hàng không?
Hai mươi hai tuổi, lấy ông Kỳ, không ai dạy tôi phải trở thành nội tướng cho một phủ quan như thế nào. Hàng ngày, phải gặp gỡ bao nhiêu chính trị gia, tôi phải bắt đầu học cách ứng xử, giao tiếp. May mắn là tôi có cơ hội ra nước ngoài, giao tiếp với các nguyên thủ quốc gia nên đã tích lũy khá nhiều kinh nghiệm.
Đột nhiên phải trau dồi liên tục, lại có quá nhiều khuôn mẫu, phép tắc, bà có nghĩ giá như mình chỉ là một phụ nữ bình thường, được yếu đuối, nương tựa?
Tôi rất yêu bố. Nỗi đau khi mất ông quá lớn và không bao giờ nguôi trong lòng nên tôi có khuynh hướng đi tìm tình thương của bố ở người tình. Khi gặp ông Kỳ, tôi tưởng đã tìm được mối duyên mong ước. Rốt cuộc vai trò gánh vác của tôi nặng nề hơn, thậm chí lo luôn cho ông ấy. Có lúc tôi rất mệt mỏi.
Kỳ vọng hình ảnh của bố ở chồng, đó có phải là sai lầm của bà?
Tôi cũng chưa “nghiên cứu’ điều đó. Nhưng khi người ta cần điều gì, tự nhiên sẽ hướng về cái đó thôi.
Mối tình hơn 25 năm tan vỡ thế nào?
Rất buồn, vì tôi khám phá ra rằng, nhiều người đàn ông chỉ biết say mê chứ không biết chung thủy.
![](https://xinhxinh.com.vn/UserFiles/Image/2009/092009/03/ky%20duyen%20_tuyet%20mai/200993103615-2.jpg)
Câu này có nặng quá không?
Nặng nhưng đúng. Sau nhiều năm hôn nhân, nghĩa cao lên nhưng tình lại giảm xuống. Người đàn ông tự cho phép mình đi tìm cảm giác mới bên ngoài. Điều này có thể làm đỗ vỡ gia đình nếu người đàn bà tự ái, không chịu lép một phần và chấp nhận thương đau.
Bà đã ý thức điều đó một cách rõ ràng, sao không thanh thản chấp nhận nó?
Ý thức không có nghĩa là chấp nhận. Tình yêu của tôi thuộc dạng cổ điển, “còn sót lại của thế kỷ trước”, yêu là yêu đắm đuối, quý hóa, trọn vẹn, chung thủy… Tôi yêu từng lời nói ánh mắt, cử chỉ và cũng đòi hỏi người kia đối với mình như vậy. Riêng với ông Kỳ, tôi phải công nhận là ông rất yêu và hãnh diện về tôi. Nhưng tôi làm sao có thể chấp nhận chồng mình đem tình yêu chia sẻ với người khác?
Đàn ông tự cho mình quyền “ăn bánh trả tiền”. Nhưng khi ra ngoài, ôm một cô gái trong long, với tất cả những cử chỉ âu yếm, làm sao tránh khỏi có tình trong đó? Nếu nói ăn bánh trả tiền, tôi cấm các ông không vuốt ve, hôn hít… có được không? Trong nhiều mối quan hệ, thế nào cũng nảy sinh tình cảm.
Thật ra, hôn nhân kéo dài, chính người đàn bà cũng chán, cũng cần cái gì đó mới mẻ. Những cái nắm tay hồi hộp, tim đập rộn ràng… chẳng hạn. Nhưng chúng tôi luôn phải khắc ghi lời dạy “tam tòng tứ đức”, “thuyền quyên chỉ lấy một chồng”…
Tôi cho rằng, vợ chồng ở với nhau suốt đời là một sự chịu đựng ghê gớm từ cả hai phía. Nhưng đàn bà phải chịu dựng nhiều hơn.
Theo bà, làm sao để hóa giải tình trạng này, khi trong hôn nhân, ai cũng muốn đi đến sự vĩnh cửu?
Các ông phải chấp nhận ngoan thôi. Vì phụ nữ cũng có những đòi hỏi như thế, nhưng chúng tôi chấp nhận đặt gia đình lên hàng đầu, vì con cái, vì đạo đức nên quên mình đi. Con người ai chẳng ham thích của mới? Còn các ông cứ chán cớm là đi ăn phở, không nghĩ gì đến nỗi đau của chúng tôi. Cho nên để đề phòng lần này về Việt Nam, tôi mở nhà hàng phở cho chắc ăn. Chán cơm cũng có phở nhà, mà chán phở lại có “Bún ta” ngay đây, có chạy đằng trời!
Đó là cách bà hành xử với người chồng sau này? Ông là người như thế nào?
Ông ấy rất yêu tôi. Hai người đàn ông của tôi có gặp nhau. Ông Kỳ tỏ thái độ không thân thiện lắm, nhưng chồng tôi có nói một câu: “Cái gì tôi cũng thua ông, nhưng có một thứ tôi hơn hẳn ông, đó là tôi yêu Mai nhiều hơn ông”.
Ngày xưa có quan điểm người đẹp và đại gia như bây giờ không, thưa bà?
Tôi thấy tình yêu bây giờ mất đi sự trong trẻo, lãng mạn của ngày xưa. Con gái tôi từng đùa với mẹ: “Mẹ con mình sai bét vì cứ trọng nghèo khinh giàu”. Ngay từ bé, anh nào nhà giàu đến gần là chúng tôi lại vênh mặt, ý rằng: “Anh tưởng bao nhiêu tiền của anh mua được tôi à?”. Và chúng tôi rất tốt với những người nghèo nhưng bặt thiệp, tử tế…
Có chắc là trong tình cảm không cần tiêu chuẩn không, thưa bà?
Phải có chứ. Dĩ nhiên nếu được một người giàu có, đẹp trai, tử tế, yêu mình điên cuồng thì còn gì bằng (cười to). Nhưng giàu có không phải là tiêu chuẩn chính. Tất nhiên đàn ông phải có tối thiểu kiến thức, vóc dáng tương xứng với người đàn bà của anh ta. Anh thấy đấy, tôi thuộc dạng cao, mà vào thời của tôi lại hiếm có đàn ông cao.
Kỳ Duyên là niềm tự hào của tôi
Bà có thể kể về thời thơ ấu của con gái Kỳ Duyên?
Đó là một cô bé thong minh, thích văn chương, thơ phú từ nhỏ. Năm tuổi, con bé đã thuộc lòng những bài thơ dài như Nhớ rừng của Thế Lữ. Tôi cho Duyên học tiếng Anh, nhưng tiếng Pháp và tiếng Việt thì đích thân mẹ dạy.
![](https://xinhxinh.com.vn/UserFiles/Image/2009/092009/03/ky%20duyen%20_tuyet%20mai/200993103615-3.jpg)
Sinh ra con gái đẹp, thông mình có cho bà dự cảm về sự đa đoan hay những bất trắc khi lớn lên, như đã xảy ra với mình?
Kỳ Duyên có cá tính khá mạnh mẽ. Vì lo xa nên tôi nhất định khuyên con gái học luật để ít nhất để tự bảo vệ mình. Ngược lại, bây giờ con bé lại lo lắng cho tôi nhiều hơn. Duyên vẫn hay nói đùa là có bà mẹ “teenager” (tuổi teen).
Kỳ Duyên nổi tiếng trong vai trò nghệ sĩ, người dẫn chương trình. Điều này nằm ngoài ý muốn của bà?
Chúng tôi đã thỏa thuận, sau khi có bằng Luật sư, Duyên được tự do lựa chọn công việc yêu thích. Và bằng Luật sư bây giờ treo ở garage. Thú thật, chính tôi cũng thích sống dời nghệ sĩ vì nó phong phú, tự do hơn.
Ớ Mỹ không có người giúp việc, tôi tự làm việc nhà, nấu ăn cho gia đình, lái xe đưa con đi học… Cuộc sống tự lập nhiều vất vả nhưng rất hạnh phúc. Tôi bằng lòng với sự lựa chọn của mình.
Khi Kỳ Duyên lớn hơn cháu có ý định hàn gắn tình cảm của bố mẹ. Thương con và cũng muốn con có một gia đình trọn vẹn nhưng tôi hiểu duyên số giữa tôi và anh Kỳ chỉ đến thế thôi, có níu kéo cũng không được.
Cuộc sống của tôi những năm sau này gắn liền với hai cháu ngoại là Nguyễn Kỳ Maili, 13 tuổi và Nguyên Kỳ Yênli, 9 tuổi. Tôi chăm sóc hai cháu ngoại của mình cũng theo cách như với Kỳ Duyên, cẩn thận và chăm chút. Các cháu tôi sinh ra và lớn lên ở Mỹ nhưng mang dòng máu Việt. Vì vậy, tôi đặt tên Việt Nam cho các cháu. Ở nhà, chúng tôi nói chuyện tiếng Việt để các cháu không quên quê hương, nguồn gốc của mình. Chăm sóc cháu, giúp tôi thấy mình như trẻ ra. Có lẽ có chút gien văn nghệ của tôi nên cả Kỳ Duyên và hai cháu ngoại đều yêu thơ và thuộc thơ rất nhanh.
Tôi nhớ lúc bốn tuổi, Yênli đã thuộc cả một bài thơ dài. Một lần nhân dịp Tết tôi gọi điện cho tác giả bài thơ và bảo: “Ông giữ máy để nghe cháu ngoại của tôi đọc thơ của ông nhé”. Ông ấy không tin Yênli mới bốn tuổi mà đã thuộc lòng cả bài thơ dài và đọc diễn cảm thế. Sau khi nghe giọng Yênli, ông ấy xúc động lắm.
Kỳ Duyên cũng vậy, từ khi năm, sáu tuổi đã bộc lộ tâm hồn yêu thơ, thông minh và nhạy cảm của mình. Lúc trước, tôi dạy Kỳ Duyên mọi thứ. Giờ đây, Duyên với tôi như hai người bạn, có thể chia sẻ với nhau mọi chuyện. Có những chuyện Duyên giỏi hơn và còn dạy lại tôi nữa đấy.
Được nhìn con mình lớn lên và trưởng thành, với tôi, đó là niềm hạnh phúc lớn nhất. Càng vui hơn nữa khi Kỳ Duyên xem mẹ như bạn tâm giao, luôn cho mẹ cơ hội đồng hành trên mọi nẻo đường.
Hạnh phúc với tình yêu thầm lặng
Bất ngờ nhất là ở tuổi này, trái tim tôi lại nhảy điệu tình yêu thêm một lần nữa. Tôi rất tôn trọng người hiện tại của mình và tình yêu anh ấy dành cho tôi trong những ngày tháng qua.
Tuy nhiên, tôi không muốn nói nhiều về cuộc tình này với bất cứ ai. Tôi muốn giữ lại chút gì cho riêng mình và êm đềm tận hưởng ngày tháng sắp đến.
Nhiều người vào trang web www kyduyenhouse của con gái tôi và đọc được hai phần trích trong hồi ký của tôi. Họ thích lắm, gửi e-mail khen ngợi và khuyến khích tôi viết tiếp.