Cục Nghệ thuật Biểu diễn vừa quyết định cho phép phổ biến thêm 8 ca khúc trong tuyển tập các Ca khúc Da Vàng của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Lần đầu tiên sau năm 1975, “Người Mẹ Ô Lý”, “Đôi mắt nào mở ra”… sẽ được hát để nhớ lại một thời…
Cánh đồng hòa bình
Đồng dao hòa bình
Các Ca khúc Da Vàng đã đưa tên tuổi nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn vào lịch sử âm nhạc Việt Nam thế kỷ 20 và trong trái tim của hàng triệu người yêu hòa bình ở Việt Nam và thế giới. Đó là những bài hát về quê hương, thân phận con người trong chiến tranh, là tiếng nói phản chiến và lời cổ vũ mạnh mẽ cho hòa bình.
Thêm 8 ca khúc trong tuyển tập “Ca khúc Da vàng” của cố nhạc sĩ tài hoa được cấp phép phổ biến rộng rãi
Việc các ca khúc này được phổ biến là tin vui đối với cộng đồng hàng triệu người yêu nhạc Trịnh Công Sơn. Chia sẻ về điều này, ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh, em gái cố nhạc sĩ tâm sự: ‘‘Đây là những ca khúc gắn liền với tuổi trẻ, với nhiệt huyết của anh Sơn, là lời muốn nói của hàng triệu triệu người yêu hòa bình, yêu quê hương dân tộc, nỗi đau thương của cả một thế hệ”.
Lần đầu tiên sau năm 1975, Người Mẹ Ô Lý, Đôi mắt nào mở ra, Nước mắt cho quê hương …sẽ được hát lại để cùng nhau nhớ lại một thời, để hiểu thêm nổi niềm của thế hệ cha anh trong một chương trình dự kiến diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh vào cuối tháng 3 tới.
Trước đó, Cục Nghệ thuật Biểu diễn cũng cho công khai, phổ biến các ca khúc sáng tác trước 1975. Tích cực hơn, mới đây Cục có công văn yêu cầu các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác thu thập các sáng tác trước 1975 và của những nhạc sĩ Việt Nam tại hải ngoại để tiến hành xét duyệt và công bố rộng rãi.
Trả lời báo chí, ông Nguyễn Đăng Chương, Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn cho biết việc thẩm định chất lượng nghệ thuật và cấp phép các ca khúc trước 1975 nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu thưởng thức của khán giả trong nước. “Nhiều ca khúc ca ngợi quê hương, con người có chất lượng tốt thì nên được phổ biến. Việc cấp phép, phổ biến sẽ tạo điều kiện cho các ca sĩ, đơn vị tổ chức biểu diễn thuận lợi hơn trong việc cập nhật làm hồ sơ xin phép biểu diễn, sản xuất băng đĩa”, ông Nguyễn Đăng Chương nói.
N.H
Nguồn dantri
Tôi lại chờ bài: “Gia Tài Của Mẹ”. Lúc đó, thay vì có những ca khúc ca ngợi quê hương, con người có “chất lượng tốt”, thì hy vọng ta có những nhà quản lý văn hóa “có chất lượng tốt”!
Không hiểu người ta có quá thổi phồng âm nhạc của Trịng Công Sơn không nhỉ?
Nghe nhạc Trịnh Công Sơn thì thấy tinh thần bạc nhược lắm!